Relay trung gian (Control Relay)

1. Relay trung gian là gì?

Relay trung gian (Control Relay – CR) là một kiểu nam châm điện có tích hợp thêm hệ thống tiếp điểm.

Relay trung gian còn được gọi là relay kiếng, là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Gọi là một công tắc vì relay có hai trạng thái ON và OFF. Relay ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua relay hay không.

Hình 1. Hình ảnh của một số Relay trung gian.

Các bạn có thể tải Catalog của Relay trung gian (hãng Schneider) để tham khảo thêm tại đây.

2. Các loại Relay trung gian

  • Relay trung gian 12V.

Hình 2. Relay trung gian 12V – 10A.

  • Relay trung gian 8 chân.

Hình 3. Relay trung gian 8 chân.

  • Relay trung gian 14 chân.

Hình 4. Relay trung gian 14 chân.

  • Relay trung gian 220V.

3. Cấu tạo của Relay trung gian

Hình 5. Cấu tạo của Relay trung gian.

– Thiết bị này bao gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn dây bên trong có thể là cuộn cường độ, cuộn điện áp, hoặc cả cuộn điện áp và cuộn cường độ. Lõi thép động được gắn bởi lò xo cùng định vị bằng một vít điều chỉnh. Cơ chế tiếp điểm bao gồm tiếp điểm thuận và tiếp điểm nghịch.

– Relay có 2 mạch độc lập nhau hoạt động:

  • Một mạch là để điều khiển cuộn dây của Relay: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, tức là điều khiển Relay ở trạng thái ON hay OFF.
  • Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được Relay hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của Relay.

4. Nguyên lý hoạt động của Relay trung gian

Khi có dòng điện chạy qua relay, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của relay. Số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là một hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.

Relay có 2 mạch độc lập nhau họạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của relay: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển relay ở trạng thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được relay hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của relay.

Hình 6. Minh họa Relay trung gian hoạt động.

Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, chúng ta hãy cùng xem video sau đây:

5. Công dụng

5.1. Công dụng của Relay trung gian

Làm nhiệm vụ “trung gian” chuyển tiếp mạch điện cho một thiết bị khác, ví như bộ bảo vệ tủ lạnh chẳng hạn – khi điện yếu thì Relay sẽ ngắt điện không cho tủ làm việc còn khi điện ổn định thì nó lại cấp điện bình thường. Trong bộ nạp acquy xe máy, ô tô thì khi máy phát điện đủ khỏe thì Relay trung gian sẽ đóng mạch nạp cho acquy…

Hình 7. Minh họa công dụng điển hình của Relay trung gian (Kiếng).

5.2. Ứng dụng của Relay hiện nay

Relay trung gian chất lượng có lượng tiếp điểm là khá nhiều, khoảng 4 cho đến 6 tiếp điểm, có thể vừa mở và đóng, chính vì thế cho nên thiết bị này thường được sử dụng nhằm truyền tín hiệu khi Relay chính không đảm bảo về khả năng ngắt, đóng và số lượng tiếp điểm hay là dùng để chia tín hiệu đến nhiều bộ phận khác từ một Relay chính trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển.

Ngoài ra, đối với những bảng mạch điều khiển sử dụng linh kiện điện tử, thiết bị điện Relay trung gian cũng hay được sử dụng để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch phía sau bằng cách làm phần tử đầu ra, mặt khác chúng cũng có thể cách ly được điện áp khác nhau giữa phần chấp hành thường là điện xoay chiều, điện áp lớn (220V – 380V) với phần điều khiển (thông thường là điện áp một chiều, điện áp thấp từ 9V đến 24V).