Công tắc hành trình (Limit Switch)

1. Công tắc hành trình là gì?

– Công tắc hành trình là thiết bị chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện.Tín hiệu của công tắc hành trình phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát.

– Chúng được sử dụng để điều khiển máy móc như là một phần của hệ thống điều khiển, như một khóa liên động an toàn hoặc đếm các vật thể đi qua một điểm. Công tắc hành trình là một thiết bị cơ điện bao gồm một bộ truyền động được liên kết cơ học với một bộ các tiếp điểm. khi một đối tượng tiếp xúc với bộ truyền động, thiết bị sẽ vận hành các tiếp điểm để tạo hoặc ngắt kết nối điện.

Hình 1. Một số công tắc hành trình thông dụng.

Hình 2. Kí hiệu công tắc hành trình.

2. Cấu tạo

  • Bộ phận truyền động: Là một bộ phận của công tắc hành trình, nó tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Trong một sô công tắc, nó được gắn vào đầu thao tác để mở hoặc đóng các tiếp điểm của công tắc.
  • Phần thân công tắc: Là phần chứa cơ chế tiếp xúc điện.
  • Ổ cắm/chân cắm: Là nơi chứa các đầu vít của các tiếp điểm để kết nối các tiếp điểm với hệ thống dây điện.

Hình 3. Cấu tạo của công tắc hành trình.

3. Nguyên lý và sơ đồ đấu dây

3.1. Nguyên lý

Hình 4. Nguyên lý của công tắc hành trình.

Công tắc hành trình dùng để đóng cắt mạch điện ở lưới điện hạ áp. Nó có tác động tương tự nút ấn, chỉ khác là động tác ấn bằng tay sẽ được thay thế bằng động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, từ đó quá trình chuyển động cơ khí thành tín hiệu điện.

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và cách hoạt động của công tắc hành trình chúng ta cùng xem qua đoạn video sau nhé!

3.2. Sơ đồ đấu dây

Hình 5. Sơ đồ đơn giản mô tả cách nối dây vào công tắc hành trình.

4. Phân loại công tắc hành trình

  • Công tắc hành trình kiểu nút nhấn: Là dạng công tắc được thiết kế rất cứng cáp và chịu va đập mạnh sử dụng lắp đặt trên các đế cách điện nhằm output ra 2 dạng tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động để điều khiển.

Hình 6. Công tắc hành trình kiểu nút nhấn.

  • Công tắc hành trình kiểu bánh xe tăng đưa.

Hình 7. Công tắc hành trình kiểu bánh xe tăng đưa.

  • Công tắc hành trình kiểu cần gạt: Công tắc hành trình kiểu đòn được dùng khi cần có động tác chuyển đổi chắc chắn trong điều kiện hành trình dài.

Hình 8. Công tắc hành trình kiểu cần gạt.

5. Ưu điểm và hạn chế

5.1. Ưu điểm

  • Dễ sử dụng, điều khiển.
  • Không bị ảnh hưởng bởi môi trường hoạt động vì thế, được ưu tiên lựa chọn sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
  • Cơ khí chắc chắn, tương thích nhiều ứng dụng trong công nghiệp.
  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng và thay thế khi cần thiết.

5.2. Hạn chế

  • Những môi trường có rung lắc nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của công tắc hành trình.
  • Cơ cấu cơ hoạt động lâu ngày cần bảo dưỡng định kỳ.
  • Cơ cấu truyền động dễ bị mài mòn do hoạt động liên tục.

6. Một số ứng dụng của công tắc hành trình

  • Phát hiện sự tiếp xúc của đối tượng.
  • Đếm.
  • Phát hiện phạm vi di chuyển.
  • Phát hiện vị trí và giới hạn chuyển động.
  • Ngắt mạch khi gặp sự cố.
  • Phát hiện tốc độ.

Hình 9. Một số ứng dụng của công tắc hành trình.

Chúng ta có thể bắt gặp các công tắc hành trình trong các ứng dụng công nghiệp cần sự an toàn hoặc phát hiện.

Video ứng dụng của công tắc hành trình: