1. Mục tiêu
- Xây dựng quy trình xác định đầu dây động cơ.
- Xác định được đầu dây của động cơ đúng quy trình.
- Kiểm tra hoạt động của động cơ sau khi xác định các đầu dây.
2. Phương tiện, thiết bị
2.1. Động cơ điện 1 pha
Động cơ điện 1 pha 240W/220V/50Hz hoặc có thể thay thế bằng một động cơ tương đương.
Hình 1. Nhãn động cơ 1 pha.
2.2. Các thiết bị đo cần thiết
Đồng hồ đo được giá trị điện trở của cuộn dây(V.O.M, đồng hồ Megaom, Ampe kìm,…)
Hình 2. Ampe kìm, V.O.M, đồng hồ Megaom.
3. Xác định đầu dây của máy điện 1 chiều
3.1. Cách thức xác định
- Bước 1: Kiểm tra thông mạch để xác định hai đầu cuộn khởi động và cuộn làm việc: sử dụng đồng hồ VOM thang đo Ohm, đo điện trở giữa hai đầu các cuộn khởi động và làm việc. Ta lấy một dây làm mốc để đo các các dây còn lại, sau đó chúng ta so sánh số liệu giữa các dây, cặp dây nào có điện trở lớn nhất là cuộn khởi động và cặp còn lại là cuộn dây làm việc.
Hình 3. Điện trở cuộn làm việc.
Hinh 4. Điện trở cuộn khởi động.
- Bước 2: Kiểm tra cách điện giữa dây pha và vỏ máy: sử dụng đồng hồ VOM thang đo Ohm, đo điện trở cách điện giữa vỏ máy và dây pha.Tiêu chuẩn cách điện phải đạt R= 0,6.
Hình 5. Điện trở giữa vỏ máy và dây pha.
3.2. Báo cáo kết quả
– Điện trở cuộn khởi động: 16,12Ω
– Điện trở cuộn làm việc: 9.08Ω
– Điện trở giữa vỏ máy và dây pha: 0.6Ω
– Kết quả chất lương dây: tốt
– Phương pháp xác định cuộn làm việc và cuộn khởi động: dùng VOM ở chế độ đo điện trở đo lần lượt bốn đầu dây của động cơ để xác định điện trở, cuộn nào có điện trở lớn hơn là cuộn khởi động, cuộn còn lại là cuộn làm việc.
– Kết quả kiểm tra khi vận hành:
- Dòng điện không tải: I = 1A
- Tốc độ: 2900 vòng/phút.
- Tiếng ồn: không đáng kể.
- Độ phát nhiệt: nhỏ.