1. Mục tiêu
Đo đạc các thông số của động cơ và tính toán được số liệu dây quấn Stator theo đúng quy trình.
2. Phương tiện, thiết bị
- Động cơ KĐB một pha.
- Bộ dụng cụ tháo lắp
- Bút đánh dấu
- Thước kẹp
- Thước thẳng
- Kiềm cắt
3. Tháo lắp và lấy số liệu dây quấn
Bước 1: Tháo các bộ phận của động cơ.
- Tháo các ốc vít cố định trên thân động cơ và 2 mặt trục.
- Dùng búa gõ nhẹ phần trục để tách 2 mặt trục.
- Rút rotor ra khỏi gông từ.
Bước 2: Xác định thông số quấn dây
- Đếm số rãnh của Stator: (rãnh)
- Tìm và đánh dấu các đầu dây vào và ra của các tổ bối.
- Xác định kiểu quấn dây và cách đấu dây.
- Kiểu quấn: đồng tâm phân tán
- Cách đấu: cực thật (Đ-Đ, C-C).
- Xây dựng sơ đồ trải dây quấn.
Hình 1. Đánh dấu các đầu dây trên stator.
Bước 3: Cắt dây quấn cũ và lấy số liệu dây quấn.
- Dùng búa và đục để đục dây quấn cũ.
- Đếm số vòng dây của từng bối dây và ghi lại số liệu.
- Cuộn chạy: 54 – 68 – 78 – 80 (vòng)
- Cuộn đề: 72 – 76 (vòng)
- Dùng thước kẹp để đo đường kính dây quấn:
+ Cuộn chạy: 1×0.7mm
+ Cuộn đề: 1×0.6mm
Hình 2. Đếm số vòng dây quấn
4. Xác định thông số lõi thép
Bước 1: Vệ sinh lõi thép
- Đục dây quấn cũ và thổi ba vớ.
- Thổi bụi trong các rãnh Stator.
Bước 2: Sửa lại các lá thép
- Trong quá trình đục dây quấn cũ phải chú ý tránh làm hư hỏng, trầy xướt lõi thép.
Hình 3. Lõi thép sau khi vệ sinh
Bước 3: Đo đạc các thông số của lõi thép
- Tổng số rãnh của lõi thép: Z = 24
- Đường kính trong lõi thép: Dt = 71 (mm)
- Chiều dài lõi thép: L = 40 (mm)
- Bề dày gông lõi thép: bg =18 (mm)
- Bề dày răng lõi thép: br = 5 (mm)
Bước 4: Đo đạc cách thông số rãnh
- Thông thường rãnh stator có hai dạng hình thang và quả lê.
- Chiều cao rãnh: h = 13 (mm)
- Đường kính miệng rãnh: d1 = 5 (mm)
- Đường kính đáy rãnh: d2 = 8 (mm)
Hình 4. Đo đường kính trong lõi thép
Hình 5. Đo chiều dài lõi thép
5. Quy trình tính toán dây quấn
- Trong động cơ KĐB 1 pha người ta thường bố trí 2 dây quấn lệch nhau trong không gian để tạo ra từ trường khởi động cho máy.
- Phân bố rãnh cho pha chính và phụ.
Qa = Qb ⇒ qA = qB = τ/2 (τ là bội số của 2)
Qa = 2Qb ⇒ qA = 2qB = 2τ/3 (τ là bội số của 3)
Qa = 3Qb ⇒ qA = 3qB = 3τ/4 (τ là bội số của 4)
Bước 1: Xác định số cực từ:
2{p_{\min }} = \left( {0,4 \div 0,5} \right)\frac{{{D_t}}}{{{b_g}}} = 0,5 \cdot \frac{{71}}{{18}} \approx 2
Bước 2: Tính bước cực từ:
\tau = \frac{{\pi {D_t}}}{{2p}} = \frac{{\pi .7,1}}{2} = 11,15
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa từ thông qua một cực từ ∅ và mật độ từ thông qua khe hở không khí Bδ:
\Phi = {\alpha _\delta }.\tau .L.{B_\delta } (1)
Trong đó: αδ là hệ số cung cực từ.
{\alpha _\delta } = \frac{2}{\pi } = 0,64
Bước 4: Xác định mối liên hệ giữa mật độ từ thông qua gông Bg và B:
{B_g} = \frac{{{D_t}.{B_\delta }}}{{2p.{K_c}.{b_g}}} = \frac{{71.{B_\delta }}}{{2.0,92.18}} \approx 2,14{B_\delta }\,(2)
Bước 5: Xác định mối liên hệ giữa mật độ từ thông qua răng rotor:
{B_r} = \frac{{\pi {D_t}.{B_\delta }}}{{Z.{b_r}}} = \frac{{\pi .71.{B_\delta }}}{{24.5}} \approx 1,86{B_\delta }\,(3)
Bước 6: Lập bảng quan hệ giữa Bg, Br, Bδ:
- Từ (2) và (3) ta có: Bảng 1
Bδ(T) |
0,64 |
0,65 |
0,66 |
Br(T) |
1,37 |
1,39 |
1,41 |
Bg(T) |
1,19 |
1,21 |
1,23 |
- Lựa chọn thông số Br Bg gần giới hạn nhất theo bảng 2. Sau đó, lấy thông số Bδ trừ đi 0,02 .
Bảng 2
Pdm |
< 1KW |
1~10KW |
10~100KW |
Bgmax |
1 – 1,4 |
1,1 – 1,5 |
1,2 – 1,5 |
Brmax |
1,2 – 1,5 |
1,3-1,6 |
1,4 -1,8 |
Tính lại từ thông qua một cực từ Φ ở bước 4. Suy ra: Bδ = 0.63
(1) ⇒ Φ = αδ.τLBδ = 0,64.11,15.102.4.10-2.0,63 ≈ 1,8.10-3(Wb)
Bước 7: Xác định dạng phân bố rãnh trên stator:
– Bước cực từ:
\tau = \frac{Z}{{2p}} = \frac{{24}}{2} = 12
Góc lệch điện:
{\alpha _d} = \frac{{180^\circ }}{\tau } = \frac{{180^\circ }}{{12}} = 15^\circ
- Với τ = 12 (rãnh/bước cực). Giá trị của là bội của 2, 3 và 4, như vậy có thể áp dụng các phân bố Qa = Qb, Qa = 2Qb và Qa = 3Qb.
- Do động cơ thuộc dạng khởi động không dùng tụ, nên ta chọn phân bố rãnh stator dạng Qa = Qb hay qA = 2qB.
Tổng số rãnh phân bố cho 1 pha trên 1 buớc cực:
+ Rãnh/pha chính/bước cực:
{q_A} = \frac{{2\pi }}{3} = \frac{{2.12}}{3} = 8
+ Rãnh/pha phụ/bước cực:
{q_B} = \frac{{{q_A}}}{2} = \frac{8}{2} = 4
Bước quấn của bin lớn nhất (rãnh):
{y_A} = {y_B} = \frac{Z}{{2p}} = \frac{{24}}{2} = 12
- Dây quấn đồng tâm, bối dây phía trong có bước quấn ít hơn 2 rãnh.
– Bước quấn dây cuộn chạy yA : 12 – 10 – 8 – 6 (rãnh) .
– Bước quấn dây cuộn đề yB : 12 – 10 (rãnh) .
Hình 6. Bước quấn dây trong một tổ bối.
Bước 8: Chọn kiểu dây quấn và tính toán hệ số Kdqch, Kdqph:
- Chọn kiểu dây quấn 1 lớp: đồng tâm phân tán.
- Chọn kiểu đấu dây: cực thật (số tổ bối bằng số cực từ 2p = 2).
Tính hệ số dây quấn cho pha chính và phụ:
{K_{dqch}} = {K_n}.{K_r} = \frac{{\sin \left( {{q_A} \cdot \frac{{{\alpha _d}}}{2}} \right)}}{{{q_A}.\sin \left( {\frac{{{\alpha _d}}}{2}} \right)}} = \frac{{\sin \left( {8 \cdot \frac{{15^\circ }}{2}} \right)}}{{8.\sin \left( {\frac{{15^\circ }}{2}} \right)}} \approx 0,83
{K_{dqph}} = \frac{{\sin \left( {{q_B} \cdot \frac{{{\alpha _d}}}{2}} \right)}}{{{q_B}.\sin \left( {\frac{{{\alpha _d}}}{2}} \right)}} = \frac{{\sin \left( {4 \cdot \frac{{15^\circ }}{2}} \right)}}{{4.\sin \left( {\frac{{15^\circ }}{2}} \right)}} \approx 0,96
Bước 9: Xác định tổng số vòng dây quấn cho pha chính:
{N_A} = \frac{{{K_E}.{U_{dm}}}}{{4,44.f.\Phi .{K_{dq}}}}
Trong đó:
- KE: Hệ số điện áp giáng (bảng 3).
- f: Tần số lưới điện.
- Udm: Điện áp định mức.
- Φ: Từ thông ở mỗi cực từ.
- Kdq: Hệ số dây quấn.
Bảng 3
τ.L (cm) |
15 ~ 50 |
50 ~ 100 |
100 ~ 150 |
150 ~ 400 |
KE |
0,75 – 0,86 |
0,86 – 0,9 |
0,9 – 0,93 |
0,95 – 0,97 |
Với:
x = \frac{{\tau .L - \tau .{L_{\min }}}}{{\tau .{L_{\max }} - \tau .{L_{\min }}}} \cdot \left( {{K_{E\max }} - {K_{E\min }}} \right) = \frac{{44,6 - 15}}{{50 - 15}} \cdot 0,11 \approx 0,09
{K_E} = {K_{E\min }} + x = 0,75 + 0,09 = 0,84
{N_A} = \frac{{0,84.220}}{{4,44.50.1,{{8.10}^{ - 3}}.0,83}} \approx 560
a = \frac{{{N_B}.{K_{dqph}}}}{{{N_A}.{K_{dqch}}}}
Ta có: τ.L = 11,15.4 =44,6 (cm2 )
Bảng 4
Pđm |
< ½ Hp |
½ ~ ¾ Hp |
> ¾ Hp |
a |
0,6 – 0,8 |
0,8 – 1 |
0,9 – 1 |
Bước 10: Xác định số vòng dây quấn của các bối dây:
{N_B} = \frac{{a.{N_A}.{K_{dqch}}}}{{{K_{dqph}}}} = \frac{{0,62.560.0,83}}{{0,96}} \approx 300
Dây quấn pha chính (cuộn chạy):
- Xác định góc mở rộng của từng bối dây:
θi = αd.yi
Ta được:
θ1 = αd.y1 = 15o.6 = 90o
θ2 = αd.y2 = 15o.8 = 120o
θ3 = αd.y3 = 15o.10 = 150o
θ4 = αd.y4 = 15o.12 = 180o
- Xác định đại lượng trung gian:
B = \sin \frac{{{\theta _1}}}{2} + \sin \frac{{{\theta _2}}}{2} + \sin \frac{{{\theta _3}}}{2} + ... + \sin \frac{{{\theta _i}}}{2}
Hoặc:
B = \sum\limits_{i = 1}^n {\sin \frac{{{\theta _i}}}{2}} \approx 3,54
- Xác định tỉ số vòng dây của các bối dây trong 1 tổ bối:
Gọi Na là số vòng của một tổ bối trong pha chính.
Ta có:
{N_1} = \frac{{{N_A}.\sin \left( {\frac{{{\theta _1}}}{2}} \right)}}{B} = \frac{{280.\sin \left( {\frac{{90^\circ }}{2}} \right)}}{{3,54}} = 55,93 \approx 56
{N_2} = \frac{{{N_B}.\sin \left( {\frac{{{\theta _2}}}{2}} \right)}}{B} = \frac{{280.\sin \left( {\frac{{120^\circ }}{2}} \right)}}{{3,54}} = 68,49 \approx 69
{N_3} = \frac{{{N_C}.\sin \left( {\frac{{{\theta _3}}}{2}} \right)}}{B} = \frac{{280.\sin \left( {\frac{{150^\circ }}{2}} \right)}}{{3,54}} = 76,4 \approx 76
{N_4} = \frac{{{N_B}.\sin \left( {\frac{{{\theta _4}}}{2}} \right)}}{B} = \frac{{280.\sin \left( {\frac{{180^\circ }}{2}} \right)}}{{3,54}} = 79,09 \approx 79
- Lưu ý: Khi làm tròn số vòng phải đảm bảo:
\sum\limits_{i = 1}^n {\frac{{{N_i}}}{{{N_a}}}} = 1
- Dây quấn pha phụ (cuộn đề): Cách tính tương tự dây quấn pha chính. Số vòng dây quấn trong một tổ bối của pha phụ:
{N_b} = \frac{{{N_B}}}{2} = \frac{{300}}{2} = 150
Kết quả: N1 = 74 vòng; N2 = 76 vòng.
Bước 11: Xác định diện tích rãnh và tiết diện dây quấn
Diện tích rãnh hình thang:
{S_r} = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{2} \cdot h = \frac{{8 + 5}}{2} \cdot 13 = 84,5m{m^2}
Hệ số lấp đầy:
{K_{ld}} = \frac{{n.{u_r}.{N_a}.{S_{A\left( {cd} \right)}}}}{{{S_r}}}
Số vòng dây của một bối:
{S_{A\left( {cd} \right)}} = \frac{{{K_{ld}}.{S_r}}}{{n.{u_r}.{N_a}}} = \frac{{0,4.84,5}}{{1.1.82}} \approx 0,41m{m^2}
Bảng 5.
Hình dạng rãnh |
Loại dây quấn |
Kld |
Hình thang |
1 lớp |
0,33 – 0,4 |
|
2 lớp |
0,36 – 0,43 |
Quả lê |
1 lớp |
0,36 – 0,43 |
|
2 lớp |
0,36 – 0,46 |
Đường kính dây quấn:
{d_{A\left( {cd} \right)}} = 1,128.\sqrt {{S_{A\left( {cd} \right)}}} = 1,128.\sqrt {0,41} = 0,71mm
Chọn đường kính dây quấn là 0,7mm.
Bước 12: Kiểm tra hệ số lấp đầy.
{K_{ld}} = \frac{{{N_a}.d_{A\left( {cd} \right)}^2}}{{{S_r}.0,8}} = \frac{{82.0,{7^2}}}{{84,5.0,8}} \approx 0,6 < 0,75
Chọn dây quấn có đường kính 0,6mm.
Bước 13: Tính dòng điện định mức.
- Chọn mật độ dòng điện cho phép qua dây dẫn
- Động cơ trung bình: J = 3~4 (A/mm2)
- Động cơ kiểu hở, có cánh tản nhiệt: J = 4~5.5 (A/mm2)
- Động cơ kín: J = 3(A/mm2)
- Chọn J =4 ta có: Idm = SA(cd).J.n =0.41.4.1 =1.64 (A)
Bước 14: Tính công suất định mức động cơ:
{P_{dm}} = {U_{dm}}.{I_{dm}}.\cos \varphi .\eta = 220.1,64.0,85.0,8 = 245W
Bước 15: Tính chọn tụ điện
Hình 7. Một số kiểu đấu tụ trong động cơ 1 pha
Điện dung của tụ điện:
C = \frac{{{I_{dm}}{{.10}^6}}}{{2\pi .f.{U_c}}}\, = \frac{{1,{{64.10}^6}}}{{2\pi .50.400}} = 13\left( {\mu F} \right)
Với Uc = (1,5 – 2).Uđm. Thông thường tụ điện có trị số Uc = 400 VAC.