Quấn động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc kiểu đồng tâm hai mặt phẳng

1. Vật tư, thiết bị

STT TÊN VẬT TƯ SỐ LƯỢNG GHI CHÚ
1 Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc 0,2 kW (0,25 Hp), 220/380V 1 Có thể thay thế bằng các động cơ tương tự
2 Dụng cụ tháo, lắp 1  
3 Máy quấn dây 1  
4 Khuôn dây quấn kiểu đồng tâm 1  
5 Dây điện 3  
6 Ống gen, giấy cách điện, fim lót, mỏ hàn, chì hàn, kéo cắt dây, thước đo, vecni cách điện, dây buộc 1  

2. Nội dung tiến hành

2.1. Tiến hành đo và sử dụng các thông số động cơ để tính toán

  • Đường kính trong lỗi thép Đt = 70mm.
  • Chiều dài lõi thép L = 450mm.
  • Số rãnh stator Z = 24
  • Độ dày gông từ bg = 10 mm.

2.2. Xây dựng sơ đồ trải dây quấn

2.2.1. Xác định các thông số và kiểu quấn
  • Z= 24, 2p = 4, số pha m = 3, quấn kiểu đồng tâm hai mặt phẳng.
  • Tính toán các thông số.
  • Tính bước cực.
  • Xác định số rãnh một pha dưới một cực.
  • Diện tích bước cực.
  • Diện tích gông từ.
  • Diện tích khe
2.2.2. Phân bố rãnh của các pha

Cấu tạo dây quấn cho từng pha.

  • Pha A: (1-8)+(2-7)+(13-20)+(14-19)
  • Pha B: (9-16)+(10-15)+(21-4)+(22-3)
  • Pha C: (5-12)+(6-11)+(17-24)+(18-23)
2.2.3. Nối các nhóm bối lại với nhau theo cách đấu cực giả để hình thành pha A với hai đầu ra A-X
2.2.4. Dựa vào góc lệch độ điện ta xác định các đầu ra của các pha B và C
2.2.5. Xác định quy trình lồng dây

Để dể thực hiện ta sẽ chờ bối 1-2 của pha A sau đó lồng theo thứ tự hai bối dây 7-8 của pha A, bốn bối dây pha B (5-6-11-12), bốn bối dây pha C (9-10-15-16), bốn bối dây của pha A (13-14-19-20), bốn bối dây của pha B (17-18-23-24), cuối cùng là hai bối dây chờ 1-2 của pha A.

2.3. Làm khuôn, lót cách điện các rãnh và quấn dây trên khuôn

  • Đo, cắt, lồng phim vào rãnh stator.

Hình 3. Lồng phim vào rãnh stator

  • Đo cắt bìa lót miệng rãnh.
  • Đo khuôn quấn dây.
  • Quấn dây trên khuôn.

Hình 4 Quấn dây trên khuôn

2.4. Lồng dây vào rãnh, đấu và nối dây, ra đầu dây.

2.4.1. Quấn dây trên khuôn
  • Quấn dây trên khuôn theo kích thước và số vòng đã đo và tính toán. Dùng tấm lót rãnh đo để số dây quấn có thể lồng được vào rãnh.
  • Trường hợp dây quấn bị đứt cần để mối nối phía ngoài rãnh và phải lồng cách điện bằng ống gen tại mối nối để thuận tiện trong quá trình kiểm tra, sửa chữa.
2.4.2. Lồng dây vào rãnh

Hình 5. Lồng dây vào stator.

  • Khi lồng dây vào động cơ cần xác định vị trí ra dây trên động cơ để thuận lợi trong việc đưa đầu dây ra sau khi đấu nối.
  • Lồng từng bối dây vào rãnh theo thứ tự đã xác định trong quy trình. Quá trình lồng cần thực hiện cẩn thận tránh cong, gấp, gãy hoặc tróc lớp cách điện.
  • Hai đầu ra của từng bối cần đặt trong ống gen cách điện và đặt một phần ống gen nằm vào rãnh stator.
  • Đẩy tấm lót cách điện miệng rãnh vào sao cho không có dây quấn nằm ngoài cách điện rãnh và tấm cách điện miệng rãnh stator.
  • Nắn gọn hai đầu dây của bối dây để tạo không gian lồng các bối dây tiếp theo. 
2.4.3. Cắt và lót cách điện
  • Cắt và lót cách điện sao cho giấy cách điện không quá thừa để thuận tiện cho việc đai dây và tỏa nhiệt tốt khi hoạt động.

Hình 6. Lót giấy cách điện

2.4.4. Đấu nối dây giữa các bối dây
  • Đấu nối dây giữa các bối dây theo sơ đồ và đặt các mối nối vào trong ống gen cách điện.
  • Lưu ý đưa các đầu dây ra hộp cực theo một chiều nhất định, nếu ra 6 đầu dây thì xác định đầu đầu, đầu cuối để ra hai phía cho thuận tiện trong việc đấu nối.
2.4.5. Kiểm tra thông mạch các bó dây
  • Dùng VOM đo thông mạch các bối dây, đo điện trở từng pha và cách điện với vỏ động cơ.
2.4.6. Lắp các chi tiết của động cơ theo thứ tự ngược lại với quá trình tháo ra.

2.5. Kiểm tra động cơ sau khi quấn

  • Kiểm tra lại thông mạch giữa các pha và cách điện với vỏ bằng VOM.

Hình 7. Đo thông mạch cuộn dây

  • Đấu nối cho động cơ chạy không tải, đo dòng trên từng pha, đo điện áp vỏ động cơ.
  • Nối tải vào trục và cho động cơ chạy khoảng 30 phút kiểm tra độ rung giật, tiếng ồn và phát nhiệt trên vỏ.
2.6. Tẩm sấy bộ dây động cơ

Sau khi cho động cơ chạy thử nếu động cơ chạy ổn định sẽ tiến hành tháo động cơ sấy và tẩm cách điện.

  • Tháo động cơ và sấy khô cuộn dây ở 70-90 độ C. Nếu không có máy sấy có thể phơi dưới trời nắng cho hết hơi ẩm trong cuộn dây.
  • Tẩm chất cách điện.

Hình 8. Phủ Vecni cách điện

Có thể bằng nhiều phương pháp như ngâm stator vào bồn chứa dung dịch cách điện, dựng đứng stator rồi dùng cọ thấm dung dịch quét vào cuộn dây cho dung dịch từ từ ngấm vào trong rãnh, cho stator vào bồn chứa dung dịch kèm tạo áp suất cao,..

  • Sau khi dung dịch cách điện được ngấm hoàn toàn vào rãnh các cuộn dây chúng ta để chất cách điện tự chảy hết và bắt đầu sấy khô ở 60-80 độ C sau đó tăng nhiệt lên khoảng 110-140 độ C cho lớp cách điện khô và cứng hoàn toàn. Tương tự trong trường hợp không có thiết bị sấy chúng ta có thể phơi động cơ dưới trời nắng nhưng sẽ cần thời gian lâu hơn.
  • Sau khi động cơ khô hoàn toàn ta lắp động cơ trở lại và tiến hành đầy đủ các bước kiểm tra như khi chưa tẩm cách điện.