1. Mục tiêu
- Xác định được các thông số định mức của động cơ.
- Phân biệt được kết cấu, kiểu quấn dây của động cơ.
- Sử dụng đúng chức năng, của các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ.
2. Chuẩn bị
- Động cơ không đồng bộ 1 pha lồng sóc
- Dụng cụ tháo lắp
- V.O.M
- Ampe kìm
- Các phương tiện thiết bị khác
3. Quy trình khảo sát
Bước 1: Khảo sát đặc điểm cấu tạo bên ngoài.
Hình 1. Cấu tạo bên ngoài động cơ
- Kiểm tra vỏ máy còn nguyên vẹn không, có bị móp méo, hư hỏng bộ phận nào không.
- Kiểm tra trục động cơ có bị kẹt hay phát ra tiếng kêu khi quay. Kiểm tra các bạc đạn trục và thay thế nếu cần thiết.
- Kiểm tra và thay thế các đầu dây dẫn điện tránh sự cố rò điện.
- Xiết chặt các ốc vít trên thân động cơ, nhất là ốc cố định giữa thân máy và mặt động cơ để tránh rung lắc khi vận hành.
- Vệ sinh, đánh gỉ và bôi trơn trục động cơ.
Bước 2: Đọc các thông số ghi trên vỏ động cơ (nếu có).
Hình 2. Các thông số trên thân động cơ
- Số pha: 1 pha
- Loại động cơ: không đồng bộ
- Chức năng: động cơ bơm nước.
- Công suất định mức: 240 W
- Điện áp định mức: 220 VAC
- Dòng điện định mức: (A)
- Tần số định mức: 50 Hz
- Tốc độ quay rotor: (V/p)
- Hệ số công suất: Cosφ
(Đối với những máy bị mất nhãn hay thiếu thông số, ta có thể xác định được bằng cách đo lường thực tế và áp dụng công thức để suy ra những thông số còn lại)
Bước 3: Kiểm tra tụ điện và đo thông mạch.
- Do động cơ KĐB 1 pha không tự sinh ra từ trường quay mà chỉ sinh ra từ trường đập mạch nên cần có cuộn dây phụ và tụ điện hỗ trợ.
- Động cơ có thể có thể dùng hai loại tụ điện là tụ đề và tụ ngậm (tụ chạy). Tụ đề có nhiệm vụ làm tăng moment khởi động cho động cơ, tụ ngậm luôn hoạt động cùng với động cơ nhằm mục đích ổn định hiệu suất.
- Khi động cơ đặt được 75% tốc độ, tụ đề sẽ được ngắt ra khỏi mạch bởi công tắc ly tâm.
Hình 3. Sơ đồ cấu tạo dây quấn động cơ 1 pha
Hình 4. Kiểm tra tụ điện
- Dây quấn cuộn làm việc phải có điện trở nhỏ hơn cuộn khởi động.
- Nếu giá trị điện trở quá thấp thì có thể dây quấn đã bị chập, có nguy cơ rò điện ra vỏ máy.
Hình 5. Kiểm tra điện trở của cuộn chạy và cuộn đề
Bước 4: Đo lường lại các thông số
- Phải chắc chắn đảm bảo cách điện trước khi cho động cơ chạy, tránh xảy ra sự cố chập mạch.
- Khi cấp điện phải kiểm tra xem động cơ quay có êm không, có phát ra âm thanh lạ hay biểu hiện bất thường không.
- Dùng bút thử điện (VOM) để kiểm tra xem động cơ có bị rò điện không.
- Dùng Ampe kiềm (VOM) để đo dòng điện không tải của động cơ.
- Dùng tốc kế để xác định tốc độ quay của động cơ.
Bước 5: Kiểm tra dây quấn
5.1. Kiểm tra cách điện dây quấn stator xem có bị trầy xước hay cháy không.
Hình 6. Kiểm tra cách điện
5.2. Khảo sát kiểu quấn dây, số tổ bối, bước cực.
- Kiểu quấn dây: đồng tâm (đấu cực thật Đ-Đ, C-C).
- Số tổ bối: 2
- Số bối dây/1 tổ: cuộn chạy 4 (bối), cuộn đề 2 (bối).
- Bước quấn dây: cuộn chạy = 6-8-10-12, cuộn đề = 10-12.
- Đếm số rãnh, hình dạng rãnh.
- Số rãnh: Z= 24 (rãnh).
- Hình dạng: hình thang.
Hình 7. Khảo sát dây quấn
5.3. Đo đường kính dây quấn:
- Cuộn chạy: 1×0.7
- Cuộn đề: 1×0.6mm
Hình 8. Đo đường kính dây quấn làm việc
Hình 9. Đo đường kính dây quấn khởi động
5.4. Động cơ đấu kiểu cực thật nên số tổ bối (2 tổ) sẽ bằng số cặp cực 2p=2. Qua đó, xác định được tốc độ của từ trường quay (và tốc độ quay của roto ) khoảng ~ 2900 vòng/phút.
Bước 6: Kiểm tra phát nhiệt động cơ.
- Cho động cơ chạy không tải một khoảng thời gian sau đó kiểm tra lại nhiệt độ động cơ xem có bị nóng hay không.
- Kiểm tra thông gió, quạt, khe hở giữa rotor và stator tránh gây cọ sát làm hỏng động cơ.
- Nếu động cơ phát nóng nhanh, rất có thể dây quấn bị thiếu vòng cần tháo ra và tính toán lại.
4. Kết Luận
- Thông qua việc khảo sát ta có thể hiểu rõ được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, biết được các thông số và cách quấn dây thực tế. Đồng thời biết rõ được tình trạng của động cơ mà lên phương án bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý.
- Thực hiện các quy trình khảo sát để biết được cách quấn dây nhằm xây dựng sơ đồ trải dây. Đo đạc các thông số, lấy số liệu phục vụ cho việc tính toán quấn dây và kiểm tra các thông số cho động cơ.